Website Trường Mầm Non Đại Thắng – Đại Lộc – Quảng Nam

Kế hoạch hoạt động năm học mới

Ngày đăng: Lượt xem:

 

PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC
        CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN ĐẠI THẮNG
                    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: …/KHCM-MNĐT

 

Đại Thắng, ngày  15 tháng 9 năm 2015

 

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

NĂM HỌC 2015-2016

 

Căn cứ công văn hướng dẫn 117/CV-PGDĐT ngày 29/8/2014 của Phòng GD-ĐT huyện Đại Lộc về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học 2015-2016.

Căn cứ vào nghị quyết của chi bộ trường MN Đại Thắng và tình hình thực tế của trường. Bộ phận chuyên môn Trường Mầm Non Đại Thắng xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016 như sau:

  1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
  2. Thuận lợi:

– Đội ngũ giáo viên nhiệt tình,có kinh nghiệm chăm sóc giáo dục các cháu.

– Nhà trường có hội phụ huynh nhiệt tình thường xuyên chăm lo đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ

  1. Khó khăn:

– Điều kiện đi lại của học sinh quá xa. Cụm mẫu giáo Phú Long xuống cấp có nguy cơ sập nên nhà trương không tổ chức cho trẻ học và đưa toàn bộ học sinh của thôn Phú Thuận, Giảng Hòa lên học tại trường chính Xuân Đông.

– Số lượng học sinh trên lớp quá đông so với quy định.

  1. NHIỆM VỤ CHUNG
  2. Tích cực triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non theo các Nghị quyết, Chương trình của Đảng, Chính phủ, Bộ. Thực hiện hiệu quả thiết thực các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành.
  3. Tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện công tác Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi (PCGDMNTNT), chú trọng huy động mọi nguồn lực để duy trì, củng cố và đạt vững chắc về Phổ cập; đầu tư xây dựng, tăng trưởng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
  4. Nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, tăng cường các điều kiện để đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; tăng cường hoạt động vui chơi và các hoạt động trải nghiệm, khám phá của trẻ; đẩy mạnh tích hợp chú trọng giáo dục hình thành và phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi của trẻ, với yêu cầu của xã hội hiện đại và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số, hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở các vùng khó khăn.
  5. Phát triển về số lượng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên mầm non (GVMN) đáp ứng nhu cầu đổi mới chăm sóc, giáo dục trẻ trong cơ sở GDMN.
  6. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục mầm non theo hướng tăng cường phân cấp quản lý và giao quyền tự chủ cho các nhà trường, đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các khu vực đông dân cư; thực hiện thí điểm tư vấn, bồi dưỡng kiến thức và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình, cộng đồng.

III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

1/ Phát triển số lượng:

  1. a. Phát triển số lượng:

Tổng số lớp:  9 lớp

Tổng số lớp  :          9 lớp

* Nhóm trẻ: 1 nhóm/ 20 cháu/ 221 cháu   đạt tỉ lệ: 9 %

* Lớp MG    8 :   Gồm: 3 – 4 tuổi :   2 lớp

4 – 5 tuổi :   3 Lớp

5 – 6 tuổi :   3 Lớp

Tổng số hoc sinh mẫu giáo 239 / 332  trẻ chính quy Tỉ lệ :  72   %

Trong đó :

3 tuổi :   60/128     Cháu       Tỉ lệ :    42  %

4 tuổi :  104/129    Cháu       Tỉ lệ:   72  %

5 tuổi :  73/ 73       Cháu       Tỉ lệ :  100  %

Số học sinh bán trú trong toàn trường  259  cháu.đạt tỉ lệ : 100 %

  1. Mạng lưới trường lớp:
  • Cụm mẫu giáo Xuân Đông: 7 lớp
  • Cụm mẫu giáo phú Thuận: 1 lớp
  • Cụm mẫu giáo Phú Bình: 1 lớp

* Biện pháp:

– Phân công, thực hiện công tác điều tra trẻ từ 0-6 tuổi, cập nhật số liệu, giao chỉ tiêu huy động trẻ đến từng giáo viên.

– Phối kết hợp giữa nhà trường, địa phương với các ban ngành đoàn thể và cha mẹ học sinh để huy động trẻ ra lớp.

– Chuẩn bị tốt các điều kiện cho năm học mới, tổ chức tốt công tác tuyển sinh và ngày toàn dân đưa trẻ đến trường.

  1. 2. Đẩy mạnh công tác Phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi.

* Chỉ tiêu:

– Tiếp tục thực hiện PCGDMNT5T theo tinh thần Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ chính trị, Quyết định số 239/2010/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ và triển khai Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục

– Huy động 100% trẻ em 5 tuổi trên địa bàn ra lớp.

– Bố trí 80% giáo viên dạy lớp 5 tuổi có trình độ đạt trên chuẩn.

– Đầu tư thiết bị, đồ dùng đồ chơi theo TT số 02 và TT số 34 sửa đổi của Bộ GD&ĐT đạt 100%.

– Thực hiện tốt phần mềm PCGD – Xóa mù chữ (trực tuyến) theo tinh thần Công văn số 556/SGDĐT ngày 12/5/2014 của Sở GD&ĐT Quảng Nam.

– Phối hợp với trường tiểu học Đoàn Quý Phi, Trường THCS Lý Tự Trọng tổ chức điều tra, xử lý số liệu phổ cập và sử dụng phần mềm “Quản lý Phổ câp – chống mù chữ” của Bộ GD&ĐT.

– Hoàn thành công tác điều tra xử lý số liệu 5 tuổi năm 2015.

* Biện pháp:

Thực hiện điều tra độ tuổi trên địa bàn, xử lý số liệu phổ cập, phối hợp trường Tiểu học, THCS sử dụng tốt phần mềm “PCGD – CMC” trực tuyến của Bộ GD&ĐT.

Phối hợp với hộ gia đình, tổ đoàn kết, ban dân chính, đoàn thể nông dân, phụ nữ ở các thôn, ở xã để cùng vận động học sinh trong độ tuổi ra lớp, huy động 100% trẻ em 5 tuổi trong địa bàn ra lớp.

Tham mưu với nhà trường tập trung đầu tư về trang thiết bị để giáo viên thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho 100% CB-GV-NV, nâng cao chất lượng giáo dục trong đơn vị.

3/ Thực hiện bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi:

* Chỉ tiêu:

+ 3/3 lớp mẫu giáo 5 tuổi thực hiện bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.

+100% trẻ 5 tuổi được thực hiện đánh giá theo bộ chuẩn và chất lượng trẻ đạt qua các lĩnh vực của bộ chuẩn đến cuối năm đạt kết quả như sau:

PPTC PTNT PTNN PT TC-XH
95% 94% 95% 97%

– Biện pháp:        

+ Ngay từ đầu năm học, bộ phân chuyên môn tiến hành tập huấn cách sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi cho tất cả giáo viên.

+ Chỉ đạo cho giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện Bộ chuẩn dựa trên nhu cầu và khả năng của học sinh. Đảm bảo nguyên tắc đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Theo dõi đánh giá trẻ để điều chỉnh kế hoạch chăm sóc giáo dục phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

+ Bộ phận chuyên môn phối hợp với tổ chuyên môn và giáo viên dạy lớp 5 tuổi xây dựng bộ công cụ đánh giá trẻ sử dụng cho giáo viên và phụ huynh. Thực hiện 100% lớp MG 5 tuổi về sử dụng bộ công cụ để đánh giá sự phát triển của trẻ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.

+ Thường xuyên kiểm tra, khảo sát chất lượng trẻ ở các lớp 5 tuổi qua các chủ đề.

+ Chỉ đạo cho giáo viên tăng cường các biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi trước khi bước vào lớp một phù hợp điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa của địa phương. Tuyệt đối không dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ.

+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho phụ huynh và cộng đồng về mục đích ý nghĩa của bộ chuẩn, phối hợp với phụ huynh theo dõi đánh trẻ và trao đổi thống nhất một số nội dung , yêu cầu trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ: Thông qua các cuộc họp phụ huynh, góc tuyên truyền, viết bài gởi phát thanh tại xã, phối hợp với hội phụ huynh trong công tác tuyên truyền.

4/ Thực hiện công tác nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục:

4.1. Chất lượng triển khai thực hiện chương trình GDMN:

* Chỉ tiêu:

100% lớp thực hiện chương trình GDMN theo thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT. Tiếp tục phát huy tính sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp GDMN cho trẻ tại trường. Phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

Phấn đấu các lớp mẫu giáo đều được phân chia đúng độ tuổi, giảm tỷ lệ lớp mẫu giáo ghép độ tuổi, không để tình trạng nhóm trẻ ghép 3 độ tuổi.

Tỷ lệ bé ngoan đạt: 85 %. Tỷ lệ chuyên cần đạt: 96 % trở lên.

Trẻ được đánh giá và theo dõi sự phát triển 5 lĩnh vực ở mỗi độ tuổi đạt:

 

Độ tuổi PTTC PTNT PTNN TCXH NTTM
PT vận động GD dinh dưỡng và sức khỏe
24- 36 tháng tuổi 85% 90% 85% 85% 85% 85%
3 tuổi 92% 95% 90% 90% 90% 90%
4 tuổi 92% 95% 90% 90% 95% 90%
5 tuổi 92% 95% 95% 95% 97% 95%

– 3/3 lớp mẫu giáo 5 tuổi thực hiện bộ chuẩn PTTENT

– Thực hiện sử dụng đánh giá trẻ 5 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển mầm non 5 tuổi cho 100%  học sinh kết quả đạt trên 95% trở lên.

– Giáo viên lớp MG Lớn biết cách lựa chọn các tiêu chí trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi để đưa vào mục tiêu giảng dạy trẻ phù hợp từng chủ điểm;

– Sinh hoạt chuyên môn 1 tháng/ 2 lần; Tỷ lệ giáo viên soạn giáo án điện tử đạt 100 %, có đầy đủ đồ dùng dạy học và dạy học lấy trẻ làm trung tâm.

– Chỉ tiêu giáo viên dự giờ chéo lẫn nhau 3 lần/1 năm/1gv.

– 100% lớp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục cho học sinh như: hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động lao động, hoạt động ăn, ngũ và vệ sinh cá nhân.

– 100% lớp, giáo viên tuyệt đối không dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ.

– Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm; tăng cường hoạt động vui chơi, tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm, khám phá; chú trọng giáo dục hình thành và phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi của trẻ.

– Thực hiện có chất lượng chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non

– 100% lớp thực hiện đảm bảo xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ tại nhóm lớp: trang trí, đồ dùng, đồ chơi … môi trường tâm lý xã hội cho trẻ đáp ừng yêu cầu tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non.

– Vận động phụ huynh cho trẻ khuyết tật được học hoà nhập, có kế hoạch dạy phù hợp, được chăm sóc và quan tâm hơn.

* Biện pháp:

Tham mưu với nhà trường tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng, thiết bị để nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN: Mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập cho trẻ, ưu tiên đầu tư đồ dùng, đồ chơi, thiết bị tối thiểu cho các lớp 5 tuổi theo thông tư số 02 và TT số 34 sửa đổi của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho cho các lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non, thực hiện bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.

Phối hợp giữa nhà trường và gia đình theo dõi sự phát triển của trẻ, có biện pháp tác động kịp thời giúp trẻ phát triển tốt, tạo nền tảng vững chắc cho trẻ bước vào lớp 1.

Chỉ đạo cho các lớp làm bổ sung đồ dùng, đồ chơi, trang trí lớp theo hướng mở tạo điều kiện cơ hội cho trẻ được tham gia các hoạt động trãi nghiệm để lĩnh hội kiến thức tốt hơn.

Có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên thông qua các chuyên đề, hội thi, nội dung học BDTX trong năm nhằm giúp cho giáo viên nắm bắt tốt kiến thức và kỹ năng tổ chức thực hiện chương trình GDMN tại nhóm lớp.

Chỉ đạo cho các lớp tăng cường tích hợp các nội dung giáo dục an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo, giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thảm họa thiên tai vào chương trình GDMN. Lựa chọn tổ chức hoạt động phù hợp, gắn  với thực tế, tránh gây quá tải đối với trẻ.

Tiếp tục thực hiện có chất lượng chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”, với các nội dung cụ thể như: tuyên truyền phổ biến tầm quan trọng của giáo dục phát triển vận động (GDPTVĐ) cho trẻ mầm non tới phụ huynh và cộng đồng; các cơ sở GDMN xây dựng môi trường hoạt động, lồng ghép tích hợp nội dung GDPTVĐ vào hoạt động vui chơi và các hoạt động giáo dục khác, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện Chuyên đề; tiếp tục triển khai tập huấn cho GVMN về tổ chức các hoạt động GDPTVĐ cho trẻ. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm; tăng cường hoạt động vui chơi, tạo cơ hội để trẻ được trải nghiệm, khám phá; chú trọng giáo dục hình thành và phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Thực hiện nghiêm túc chỉ thị số 2325/CT-BGD &ĐT ngày 28/6/2013 của Bộ Giáo Dục về việc chấn chỉnh tình trạng học trước chương trình lớp 1.

Tiếp nhận trẻ và tổ chức giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật theo đúng quy định, lớp có trẻ khuyết tật phải lập hồ sơ, xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân trẻ phù hợp với đặc điểm của trẻ. Với lớp có trẻ khuyết tật học hoà nhập GV phải tận tình chăm sóc giúp đỡ trẻ, không phân biệt đối xử kỳ thị, tạo cho trẻ có môi trường sinh hoạt bình thường. Có kế hoạch kết hợp với y tế, phụ nữ, các ban ngành có liên quan để tuyên truyền cho cộng đồng và các bậc cha mẹ để phát hiện sớm trẻ khuyết tật và có kế hoạch can thiệp sớm cho trẻ.

Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ xã triển khai phổ biến tài liệu hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình.

4.2. Tổ chức thực hiện chuyên đề:

– Tổ chức chuyên đề trong năm học:

+ Chuyên đề cấp trường: Giáo dục thể chất, âm nhạc.

+ Chuyên đề cấp tổ:

Tổ nhỡ: Tạo hình, hoạt động chiều

Tổ lớn: LQCC, LQVH

– Tiếp tục thực hiện các chuyên đề: Ứng dụng CNTT trong dạy học, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng tiết kiệm hiệu quả, ứng phó với biến đổi khí hậu & phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, chuyên đề PTVĐ

*  Tổ chức chuyên đề Giáo dục thể chất( PTVĐ) cho trẻ:

– Chỉ tiêu:

100% giáo viên nắm bắt nội dung, phương pháp giáo dục phát triển vận động cho trẻ, đổi mới hình thức và các phương pháp lấy trẻ làm trung tâm.

100% lớp có đủ đồ dùng phục vụ cho việc tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ: gậy, vòng, túi cát, ghế băng, bóng……

100% giáo viên biết ứng dụng có hiệu quả CNTT vào hoạt động thể dục cho học sinh tại lớp, thực hiện lồng ghép hoạt động vận động vào các hoạt động khác trong ngày, thường xuyên duy trì hoạt động thể dục buổi sáng, thể dục giờ học, trò chơi vận động kết hợp chăm sóc sức khỏe giúp trẻ phát triển vận động tốt.

Giáo viên thực hiện chuyên đề: Cô: Nguyễn Thị Hòa; Nguyễn Thị Hà My

– Biện pháp:

Tham mưu với nhà trường, phối hợp với phụ huynh mua sắm bổ sung các đồ dùng phục vụ cho hoạt động PTVĐ cho trẻ tại các lớp.

Tuyên truyền phổ biến tầm quan trọng của giáo dục phát triển vận động (GDPTVĐ) cho trẻ mầm non tới phụ huynh và cộng đồng;

Chỉ đạo các lớp xây dựng môi trường hoạt động, lồng ghép tích hợp nội dung GDPTVĐ vào hoạt động vui chơi và các hoạt động giáo dục khác. Đổi mới hinhg thức, phương pháp giáo dục thông qua các trò chơi nhằm giúp trẻ vui học.

Triển khai tập huấn cho GVMN về tổ chức các hoạt động GDPTVĐ cho trẻ

Tổ chức các tiết dạy thực hành để giáo viên dự rút kinh nghiệm.

Tổ chức hội thi “Bé thông minh nhanh trí” nhằm tăng cường giáo dục kỹ năng sống và GDPTVĐ cho trẻ mầm non, đẩy mạnh công tác tuyên truyền.

* Tổ chức chuyên đề hoạt động âm nhạc.:

– Chỉ tiêu:

100% giáo viên nắm được kiến thức về hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non: nắm vững yêu cầu, nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ, biết vận dụng vào việc xây dựng môi trường lớp học

100% lớp có đủ đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu… phục vụ cho hoạt động âm nhạc của trẻ theo chủ đề. Giáo viên có kế hoạch làm bổ sung đồ dùng, trang trí lớp theo chủ đề.

Có đảm bảo hệ thống âm thanh và đồ dùng tự làm phục vụ cho hoạt động âm nhạc như mũ múa, phách…Mua sắm, bổ sung trang phục biểu diễn cho trẻ

Trẻ tham gia tích cực vào hoạt động âm nhạc, thể hiện được nội dung dạy phù hợp với độ tuổi.

– Biện pháp:

Chỉ đạo cho giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí lớp theo hướng mở, bố trí góc chơi hợp lý. Tìm kiếm các nguyên vật liệu làm đồ chơi, tận dụng sản phẩm của trẻ trang trí lớp, xây dựng mỗi lớp từ 2 góc mở trở lên.

Phát huy có hiệu quả môi trường lớp học vào việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ

Tham mưu với nhà trường tu sửa hệ thống âm thanh, trang trí phòng âm nhạc, chỉ đạo cho giáo viên bổ sung các loại đồ dùng tự làm phục vụ cho hoạt động âm nhạc như mũ múa, phách…Mua sắm, bổ sung trang phục biểu diễn cho trẻ

* Chuyên đề cấp tổ: Chỉ đạo cho 2 tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch, phân công cụ thể cho từng thành viên trong tổ, phối hợp xây dựng giáo án, chuẩn bị đồ dùng tổ chức chuyên đề cấp tổ: Mỗi chuyên đề dạy ít nhất 2-3 hoạt động.

Tổ có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chuyên đề của giáo viên, đánh giá  báo cáo về chuyên môn nhà trường để có biện pháp chỉ đạo thực hiện tiếp theo.

4.3. Thực hiện lồng ghép các nội dung giáo dục:

4.3.1. Giáo dục An toàn giao thông:

+ Mục tiêu:

100% số trẻ được cung cấp một số kiến thức về ATGT và thực hiện đảm bảo một số quy định về an toàn giao thông

100% lớp thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục ATGT cho trẻ

100% CB, GV,NV chấp hành tốt các quy định về ATGT

+ Biện pháp:

Cung cấp cho giáo viên một số tài liệu, tranh ảnh liên quan về giáo dục an toàn giao thông. Bồi dưỡng một số qui định về an toàn giao thông cho đội ngũ

Chỉ đạo cho giáo viên làm bổ sung đồ dùng dạy học.

Xây dựng sân giao thông cho trẻ thực hành, bổ sung đồ dùng thực hành.

Tổ chức thực hiện công tác ATGT  cho trẻ bằng cách lồng ghép nội dung giáo dục ATGT thông qua các hoạt động giáo dục phù hợp, tăng cường cho trẻ thực hành trên sân giao thông.

Thực hiện các hình thức truyền thông cho cha mẹ trẻ. Vận động phụ huynh đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông và nghiêm chỉnh chấp hành luật giáo thông. Phối hợp với giáo viên giáo dục ATGT cho trẻ

Triển khai thực hiện và tổ chức tốt các hoạt động thích hợp để hưởng ứng tháng  “An toàn giao thông”.

CB,GV,NV gương mẫu chấp hành tốt các quy định ATGT làm gương cho trẻ.

4.3.2. Giáo dục bảo vệ môi trường:

* Mục tiêu:.

100% CB, GV, NV trong trường nắm được kiến thức, kỹ năng và nội dung bảo vệ môi trường để cung cấp cho trẻ mọi lúc mọi nơi, lồng ghép vào các hoạt động.

100% trẻ có được hành vi văn minh (biết nhặt và bỏ rác đúng nơi quy định,  biết chăm sóc cây xanh, không ngắt lá bẻ cành, biết giữ vệ sinh chung, không khạc nhổ trong lớp, nơi đông người, biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp, đi VS và vứt rác đúng nơi quy định).

Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như vệ sinh nhà ở, lớp học, tham gia trồng cây, tưới nước bảo vệ cây xanh…

Trẻ có biểu hiện hoặc thái độ không bằng lòng với những hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Mỗi lớp có 4-5 chậu cây xanh để trước hành lang của lớp.

* Biện pháp.

Tăng cường kiểm tra và khuyến khích giáo viên làm đồ dùng dạy học từ những nguyên vật liệu phế tải, nguyên liệu sẵn có ở địa phương phục vụ cho hoạt động giáo dục của cô và trẻ  như dùng tận dụng lon bia để làm phách gõ phục vụ cho hoạt động GDÂN, vỏ hũ sữa chua, muỗng yaourt để làm các con vật…

Giáo viên các lớp thực hiện tốt việc lồng ghép vào các hoạt động để cung cấp cho trẻ một số hiểu biết về môi trường, nguyên nhân môi trường bị ô nhiễm và giáo dục trẻ không vức rác bừa bãi, biết bỏ rác đúng nơi quy định. Biết chăm sóc cây xanh, không ngắt lá bẻ cành.

Xây dựng kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục BVMT vào các hoạt động giáo dục nhằm giúp trẻ có hành vi, thái độ văn minh trong việc giữ gìn và BVMT.

Tăng cường kiểm tra thực hiện việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào chương trình GDMN.

Chỉ đạo cho các lớp chú trọng đến môi trường xanh của lớp. Mỗi lớp có ít nhất 5 chậu cây xanh để trước hành lang của lớp.

4.3.3. Giáo dục sử dụng nặng lượng tiết kiệm hiệu quả:

* Mục tiêu:

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV, NV và các bậc phụ huynh về yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho trẻ ở độ tuổi mầm non.

100% CB, GV, NV trong trường nắm được kiến thức sử dụng năng lượng điện tiết kiệm và cung cấp cho trẻ mọi lúc mọi nơi, lồng ghép vào các hoạt động.

Trẻ có ý thức, hành vi, thái độ giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường, sử dụng điện – nước trong sinh hoạt tiết kiệm, không lãng phí.

* Biện pháp.

Xây dựng các giải pháp hành chính tiết kiệm điện, nhiên liệu. Quy định chế độ và thời gian sử dụng các trang thiết bị trong nhà trường. Đèn hành lang, đèn bảo vệ phải quy định thời gian bật tắt theo từng mùa. Ví dụ:  mùa hè bật vào 19h, tắt vào 6h sáng ; mùa đông bật vào 18h, tắt vào 6h sáng. Các thiết bị: đài, tivi, đàn… trong lớp chỉ được bật khi tổ chức hoạt động cho trẻ. Các trang thiết bị điện trong các nhóm/lớp, các phòng làm việc khi không có người làm việc điều phải cắt hết điện.

Triển khai một số nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm trong trường mầm non cho giáo viên nắm. Xây dựng kế hoạch lồng ghép nội dung tiết kiệm năng lượng vào các hoạt động giáo dục nhằm giúp trẻ có hành vi, thái độ văn minh trong việc giữ gìn và BVMT, sử dụng tiết kiệm năng lượng. Giáo viên cung cấp cho trẻ biết năng lượng gồm những nhóm nào và vì sao ta phải tiết kiệm. Giáo dục trẻ biết” Tắt, khi không sử dụng” đúng lúc. Mỗi CBCC thực hiện tắt “Tắt, khi không sử dụng” khi rời khỏi máy, khỏi phòng. Không bật quạt, điện khi không cần thiết.

– Thực hiện sử dụng tiết kiệm năng lượng ở mọi nơi, mọi lúc như: khoá vòi nước cẩn thận khi đi vệ sinh, rửa tay, rửa mặt. Không vung nước lung tung ra ngoài, không để vòi nước chạy tự do khi không dùng nữa…Tham gia hoạt động giữ gìn bảo vệ tài sản của nhà trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả: Thường xuyên nhắc nhỡ nhau thực hiện tiết kiệm năng luợng của nhà như: tiết kiệm nước khi sử dụng, yêu cầu tắt điện, quạt khi không cần thiết.

4.3.4. Giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo:

* Mục tiêu:

100%  giáo viên được tham dự tập huấn kiến thức giáo dục bảo vệ  tài nguyên, môi trường biển, hải đảo.

100% trẻ  được cung cấp tài liệu

100% CBGV-CNV nắm bắt kiến thức và thực hiện lồng ghép phù hợp nội dung giáo dục bảo vệ  tài nguyên, môi trường biển, hải đảo vào hoạt động giáo dục.

* Biện pháp:

Tạo điều kiện cho giáo viên tham dự tập huấn chuyên đề giáo dục bảo vệ  tài nguyên, môi trường biển, hải đảo.

Tổ chức tiết dạy lồng ghép giáo dục bảo vệ  tài nguyên, môi trường biển, hải đảo cho giáo viên nắm bắt

Chỉ đạo cho giáo viên đưa nội dung giáo dục bảo vệ  tài nguyên, môi trường biển, hải đảo lồng ghép vào các hoạt động giáo dục phù hợp

4.3.5. Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thảm họa thiên tai:

* Mục tiêu:

100%  giáo viên dạy lồng ghép kiến thức về thời tiết, khí hậu và nguyên nhân thay đổi của khí hậu, cách ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng ngừa giảm nhẹ  thiên tai vào các hoạt động.

100% trẻ  được cung cấp kiến thức về khí hậu, thiên tai, biến đổi khí hậu đối với trẻ mầm non, tác hại của nó và biết cách phòng tránh giảm nhẹ thiên tai.

* Biện pháp.

Giáo viên dạy lồng ghép các hoạt động để cung cấp cho trẻ kiến thức về thời tiết, khí hậu, nguyên nhân của biến đổi khí hậu, giiáo dục kỹ năng sống giúp trẻ biết tự bảo vệ mình và có khả năng thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội, biết cách phòng ngừa ứng phó, tránh những nơi nguy hiểm, biết tự bảo vệ mình và mọi người.

Thực hiện nghiêm túc kế hoạch  phòng tránh bão lũ. Cho HS nghỉ học khi có lũ về. Ở những vùng thấp trẻ đi học phải có cha mẹ đưa đón hoặc có người lớn đưa đi, tuyệt đối không để trẻ lội qua khe, qua bàu một mình.

4.3.6. Giáo dục kỹ năng sống:

* Mục tiêu:

100% lớp thực hiện lồng ghép GDKNS cho trẻ

100% trẻ được giáo dục và hình thành một số kỹ năng sống

100% giáo viên nắm vững các nội dung GDKNS cho trẻ, biết vận dụng các phương pháp giáo dục phù hợp

* Biện pháp:

Cung cấp cho giáo viên một số tài liệu, tranh ảnh liên quan về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Tiếp tục bồi dưỡng kiến thức về giáo dục kỹ năng sống cho đội ngũ

Chỉ đạo  lựa chọn, lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động chăm sóc giáo dục, ở mọi lúc mọi nơi, nhằm cung cấp cho trẻ có một số hiểu biết, ý nghĩa việc làm, cách ứng xử, quan hệ, bảo vệ bản thân. Qua đó hình thành cho trẻ  có thái độ, hành vi đúng.

Giáo viên phải gương mẫu để làm gương cho trẻ.

4.4: Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin:

* Mục tiêu:

          100% giáo viên thực hiện ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học: Soạn giáo án bằng vi tính, biết sử dụng một số phần mềm thiết lập bài giảng điện tử, thiết lập các trò chơi sáng tạo giúp trẻ vui học: Đạt khá – tốt 80-85%

100% số lớp thực hiện soạn giảng bằng bài giảng điện dạy một số hoạt động tại lớp. 100% tiết dạy thao giảng, hội giảng, chuyên đề đều thực hiện ứng dụng CNTT 60%  số tiết dạy giáo viên có thực hiện ứng dụng CNTT.

80% trẻ biết sử dụng chuột thao tác trên máy để khám phá các trò chơi từ các phần mềm.

100% giáo viên thực hiện trao đổi thông tin qua hệ thống gmail.

* Biện pháp:

Bổ sung 1 máy vi tính cho cụm lớp Bình Đông để ứng dụng công nghệ thông tin vào trong trường học. Nối mạng internet các lớp cụm Bình Đông.

Có kế hoạch bồi dưỡng tin học cho giáo viên

Chỉ đạo cho giáo viên soạn giáo án bằng vi tính, thiết lập bài giảng điện tử và các trò chơi sáng tạo phù hợp với từng hoạt động giáo dục.

Thường xuyên cập nhập tìm hiểu các thông tin trên mạng Intenet nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường.

Chỉ đạo thực hiện chương trình Kidsmart, happikisd ở tất cả các lớp có máy vi tính, từ hoạt động này chỉ đạo cho giáo viên làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ các tiết học, đồng thời hướng dẫn cho học sinh thực hiện các bài tập được ứng dụng từ các trò chơi nhằm củng cố kiến thức.

Tổ chức hội thi giáo viên giỏi, hồ sơ sổ sách, đồ dùng đồ chơi.

4.5. Tổ chức lễ hội:

          * Mục tiêu: Các ngày hội – lễ được tổ chức trong năm

– Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường ngày 5/9

– Ngày hội Vui hội trăng rằm ngày 25/9/2015 nhằm 15/8 ( Âm lịch )

– Ngày hội Hát mừng cô giáo của em 20/11

– Ngày hội cùng múa hát mừng xuân tháng 02/2016

– Ngày sinh nhật Bác 19/5

– Ngày lễ tổng kết và lễ ra trường cho các cháu 5 tuổi

+ Tổ chức cho trẻ 4, 5 tuổi đi tham quan các di tích lịch sử cầu ông Nở vào tháng 4/2016

* Biện pháp:

Tuyên truyền cho phụ huynh và cộng đồng hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức các ngày hội – ngày lễ cho trẻ.

Phối hợp với Công đoàn trường, với các ban ngành đoàn thể địa phương, hội phụ huynh học sinh, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn xã để tổ chức tốt nội dung các ngày hội lễ cho học sinh trong năm theo kế hoạch.

Xây dựng kế hoạch tổ chức ngày hội, ngày lễ, chương trình tổ chức phù hợp với tình hình của trường, nội dung phong phú, tạo sân chơi bổ ích cho trẻ.

4.6.Tổ chức hội thi

a/ Hội thi của cô:

Thi “Thiết kế môi trường trang trí lớp” (tháng 8)

Thi “hồ sơ sổ sách đẹp” (Tháng 10)

Thi “Tiết dạy sáng tạo” (Tháng 11)

Thi  “giáo viên giỏi cấp trường” (tháng 12)

Thi “ Đồ dùng đồ chơi cấp Huyện” (Tháng 3)

b/ Hội thi của cháu:

Thi “ Tiếng hát tuổi thần tiên”

Thi “Bé thông minh nhanh trí” (Tháng 3)

Thi “ Trò chơi dân gian”

  1. Công tác bồi dưỡng giáo viên:

* Chỉ tiêu:

– Giáo viên giỏi cấp huyện: 6; Tỷ lệ: 27 %; Giáo viên giỏi cấp trường :     10 ; Tỷ lệ: 38 %

– Bồi dưỡng giáo viên mới cách giao tiếp ứng xử với trẻ, khả  thông qua các hoạt động trong ngày, cách soạn giảng, ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng.

– 100% GV tham gia viết và áp dụng SKKN.

– 100% giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên đảm bảo các nội dung theo quy định và được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng thường xuyên.

* Biện pháp:

          Xây dựng kế hoạch kiểm tra, dự giờ cụ thể từng tháng, tuần từ tổ đến trường và thực hiện kiểm tra theo kế hoạch để có điều kiện bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên phấn đấu. Tham mưu với nhà trường thực hiện chế độ khen thưởng kịp thời cho những giáo viên có thành tích trong công tác.

Thường xuyên tổ chức thao giảng, hội giảng, dự giờ giúp GV trao đổỉ, học hỏi về chuyên môn nghiệp vụ.Chỉ đạo cho các tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn, thay đổi hình thức sinh hoạt sao cho chất lượng chuyên môn đạt hiệu quả, thu hút chị em giáo viên tham gia.

Đầu năm có kế hoạch hướng dẫn thảo luận cách viết và áp dụng SKKN

Thực hiện nghiêm túc việc bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho đội ngũ qua việc bồi dưỡng nghiệp vụ công nghệ thông tin. Tổ chức tham quan sinh hoạt lễ hội nhằm nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần cho đội ngũ.

  1. Công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng:

* Mục tiêu:

Tuyên truyền về công tác phổ cập giáo dục mầm non, thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập,

Giáo dục biển đảo, sử dụng năng lượng tiết kiệm, các chuyên đề chính trong năm

Không dạy trước chương trình lớp một

* Biện pháp:

Xây dựng kế hoạch, phối hợp với các ban ngành liên quan để chuyển tải các nội dung tuyên truyền trên thông tin đại chúng. Chỉ đạo cho các lớp xây dựng kế hoạch truyền thông của lớp theo từng quý.

Tổ chức họp phụ huynh đầu năm và cuối học kỳ; triển khai chuyên đề trọng tâm và một số yêu cầu cần phối hợp với phụ huynh, lồng ghép nội dung tuyên truyền. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, góc tuyên truyền có nội dung tuyên truyền theo từng tháng, quí. Sưu tầm tham khảo các tài liệu có nội dung tuyên truyền để tuyên truyền đạt hiệu quả.

  1. Công tác kiểm tra:

Đẩy mạnh công tác kiểm tra nội bộ trường học, kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chuyên đề về công tác chuyên môn, nghiệp vụ, các cuộc vận động, các phong trào thi đua, công tác y tế…; bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch và thực hiện tốt 3 công khai trong nhà trường.

Thanh tra toàn diện giáo viên: 6 cô

Cô Trần Thị Phường                          Lớp lớn Bình ĐôngĐông

Cô Nguyễn Thị Hà My                      Lớp Nhỡ 1 Xuân Đông

Cô Nguyễn Thị Thùy                         Lớp Bé Xuân Đông

Cô Tào Thị Thanh Vân                      Lớp Bé 2 Xuân Đông

Cô Nguyễn Thị Hòa                           Lớp Lớn Bình Đông

Cô Lê Thị Thương                             Lớp Bé 1 Xuân Đông

  1. Công tác thi đua:

Danh hiệu thi đua năm học 2015-2016

– Danh hiệu tập thể: Trường Lao động tiên tiến xuất sắc

– Danh hiệu cá nhân:

– Cán bộ, giáo viên, nhân viên lao động tiên tiến:  22 người,  Tỷ lệ:  84 %

– Đăng ký Chiến sĩ thi đua cơ sở: 8 người, Tỉ lệ : 28 %

– Sáng kiến kinh nghiệm đạt cấp Huyện: 8

* Biện pháp:

Cùng với Công đoàn vận động các đoàn viên đăng ký danh hiệu thi đua, phấn đấu để giữ vững danh hiệu đăng ký. Căn cứ vào tiêu chuẩn thi đua để đánh giá xếp loại thi đua chính xác, tham mưu khen thưởng kịp thời.

Trên đây là kế hoạch chuyên môn năm học 2015-2016 trường MN Đại Thắng

Hiệu trưởng                                                          P. Hiệu trưởng

                                                                                      

 

 

 

         Trần Thị Vân                                                            Nguyễn Thị Bỉ

 

 

 

Download (DOC, 25KB)

Cảm nhận của Phụ huynh

Anh Võ Thành Hưng – Phụ huynh bé: Võ Gia Huy – Lớp nhỡ

ôi chưa từng thấy một ngôi trường mầm non nào có sân chơi rộng rãi – sạch sẽ – thoáng mát và nhiều trò chơi bổ ích như ngôi trường mầm non này ! Thật là bất ngờ thú vị , nó giống như một công viên thiếu nhi thực thụ ! Hàng ngày mỗi buổi sáng , tôi đều cùng bé Gia Huy chơi đùa dưới sân trước giờ học, bé rất thích thú và học hỏi được nhiều điều mới lạ. Và từ một đứa bé rụt rè nhút nhát, đến nay, sau hơn 4 tháng học tập vui chơi ở đây, bé đã được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần lên rất nhiều !