Website Trường Mầm Non Đại Thắng – Đại Lộc – Quảng Nam

SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 3-4 TUỔI NHẬN BIẾT VÀ THỂ HIỆN CẢM XÚC QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ

Ngày đăng: Lượt xem:

Trẻ em nói chung và trẻ mầm non nói riêng đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh vì thế giới xunh quanh chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn. Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, trẻ dễ bị cuốn hút với các đồ chơi hấp dẫn, nhiều màu sắc, ngộ nghĩnh… Đối với trẻ mầm non, cảm xúc có vai trò “thống sói” trong hành động và trong cách cư xử, mà xúc cảm là một bộ phận, nền tảng của sự hình thành nhân cách trẻ. Vì vậy, cần giúp cho trẻ nhận biết xúc cảm ngay từ khi còn nhỏ, đặc biệt là đối với trẻ 3-4 tuổi, bởi đây là thời kì cảm xúc của trẻ phát triển rất mạnh mẽ.
Giáo dục trẻ nhận biết và thể hiện cảm xúc được coi là một nội dung giáo dục quan trọng trong gia đình và trường mầm non, giúp trẻ tránh được những lệch lạc trong các quan hệ với bạn bè và xã hội vì cảm xúc của con người là một giá trị đạo đức xã hội. Trẻ sẽ tỏ ra vui sướng, phấn khích khi được thỏa mãn tối đa nhu cầu và sẽ khóc lóc, hờn giận nếu nhu cầu không được đáp ứng. Nhưng đến khi trẻ biết nói, người lớn phải dạy trẻ biết cách chờ đợi, biết kiềm chế cảm xúc của bản thân khi nhu cầu không được đáp ứng tức thì. Xuất phát từ cảm xúc với người thân trong gia đình, trẻ dần hình thành và phát triển cảm xúc với giáo viên, bạn bè và học được cách điều chỉnh, điều khiển hành vi cá nhân sao cho phù hợp với chuẩn mực hành vi văn hóa xã hội.
Trong trường mầm non có rất nhiều các hoạt động và các hoạt động đều giúp trẻ phát triển nhận thức và là cơ sở ban đầu hình thành nhân cách trẻ. Việc giáo dục cảm xúc được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau và lồng ghép trong tất cả các hoạt động của trẻ như: Hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, hoạt động khám phá môi trường xung quanh… Nhưng hoạt động vui chơi, đặc biệt là hoạt động vui chơi đóng vai theo chủ đề có vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ nhận biết, thể hiện các cảm xúc và là sự phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ. Trong quá trình chơi, nhờ hoạt động trải nghiệm của bản thân, sẽ hình thành ở trẻ nhận thức, cảm xúc, thái độ và hành vi ứng xử, mối quan hệ của trẻ với con người và thế giới xung quanh. Trong đó, hoạt động ở góc phân vai trong trường mầm non là phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Trẻ em đến trường không chỉ cần được chăm sóc sức khỏe được học tập mà quan trọng nhất là trẻ được vui chơi… Không những thế, thông qua các hoạt động góc hàng ngày còn giúp trẻ chia sẻ niềm vui, nổi buồn của mình với bạn bè, cộng đồng, làm cho thế giới xung quanh của các bé đẹp hơn và rộng lớn hơn, tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỷ niệm quý báu theo suốt cuộc đời, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các bé.
Hoạt động đóng vai theo chủ đề chính là hoạt động vui chơi và là hoạt chủ đạo của trẻ mầm non, qua hoạt động vui chơi giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách sau này. Thông qua hoạt động vui chơi trẻ được tự do khám phá, trẻ được thể hiện vai chơi của mình và được thể hiện các xúc cảm của bản thân. Thông qua hoạt động đóng vai theo chủ đề chúng ta có thể nhận xét trẻ tiếp thu kiến thức mức độ nào, qua hoạt động đóng vai theo chủ đề không những ngôn ngữ của trẻ phát triển mà từ đó hình thành cho trẻ nhân cách cũng như kỹ năng sống sau này, có thể nói hoạt động đóng vai theo chủ đề là một hoạt động hết sức quan trọng vì thông qua đó trẻ có thể phát triển toàn diện về mọi mặt như thẩm mĩ, ngôn ngữ, tình cảm xã hội… Trong quá trình thực hiện hoạt động này tôi suy nghĩ rất nhiều nhằm để giúp trẻ nhận biết và thể hiện xúc cảm của bản thân qua trò chơi đóng vai theo chủ đề. Từ những thực tế mà tôi đã thể hiện ở lớp, tôi đã nhận thấy được rằng việc cho trẻ hoạt động đóng vai theo chủ đề không phải để cho trẻ chơi không mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội, hay nói một cách khác đây là mắc xích gắn kết hỗ trợ lẫn nhau. Chính vì tầm quan trọng muốn giúp nhận biết và thể hiện cảm xúc của bản thân qua trò chơi đóng vai theo chủ đề nên tôi lựa chọn “Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi nhận biết và thể hiện cảm xúc của bản thân qua trò chơi đóng vai theo chủ đề”

Download (DOC, Unknown)

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.