Website Trường Mầm Non Đại Thắng – Đại Lộc – Quảng Nam

SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TÍNH TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI

Ngày đăng: Lượt xem:

Giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo dục phát triển thể chất nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Dưới góc độ sinh lý học, vận động là sự chuyển động của cơ thể con người trong đó có sự tham gia của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh. Vận động (dù ở mức đơn giản hay phức tạp) là điều kiện cho sự phát triển cơ thể con người ở nhiều mặt khác nhau. Dưới tác động của giáo dục, các hoạt động nhằm phát triển vận động cho trẻ sẽ được nghiên cứu, lựa chọn và tổ chức một cách khoa học để đạt mục tiêu đề ra.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”
Trẻ em trong độ tuổi này còn rất non nớt, rất cần sự chăm sóc của người lớn cả về tinh thần lẫn thể chất. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ đã có những vận động nhưng đó chỉ là những vận động nhỏ từ các cơ non nớt của trẻ. Cùng với thời gian các cơ trong cơ thể lớn dần, vận động của trẻ ngày một thay đổi rõ rệt và sự tham gia tích cực của hệ xương, hệ cơ và sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi trẻ vận động thì gân, cơ, khớp cùng phối hợp vận động và phát triển. Vì vậy vận động có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thể lực và giúp hệ thần kinh của trẻ phát triển.
Để giúp trẻ phát triển tốt về mặt thể lực, cơ thể khỏe mạnh hài hòa, cân đối là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển thể lực cho trẻ thông qua các hoạt động một ngày của trẻ như: chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, phát triển vận động. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này cũng rất quan trọng. Vì trong giai đoạn này trẻ phát triển rất nhanh nên vấn đề về dinh dưỡng cho trẻ cần phải được theo dõi thường xuyên. Đó là những nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục thể chất nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.
Phát triển tính tích cực vận động cho trẻ ở trường mầm non là một trong những nội dung cần thiết và rất quan trọng đối với lứa tuổi này. Cùng với giờ học thể dục, trò chơi vận động và các hoạt động vui chơi bổ ích phù hợp với lứa tuổi có tác dụng kích thích, giải phóng nhiều năng lượng, ngăn ngừa sự tích tụ và tiêu hao lượng mỡ dư thừa trong cơ thể trẻ, tạo ra cơ bắp săn chắc, giúp trẻ có cơ thể cân đối, khỏe mạnh. Sự tích cực vận động của trẻ phụ thuộc vào chế độ vận động, kể cả vận động do giáo viên tổ chức và hoạt động tự vận động của trẻ.
Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, nguồn thực phẩm dồi dào, sự chăm sóc ăn uống quá mức yêu cầu về năng lượng cũng như việc xem tivi, chơi trò chơi điện tử nhiều, ít vận động tạo nên tình trạng dư cân béo phì ở trẻ.
Người ta thường nói “Mọi tài năng đều ẩn chứa trong một cơ thể khỏe mạnh”. Đúng vậy, cuộc sống ngày nay việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, cũng chính vì muốn trẻ có một cơ thể khỏe mạnh được phát triển toàn diện và bản thân tôi cũng nhận thức rõ trách nhiệm của một giáo viên Mầm non ngay từ đầu năm học tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển tính tích cực vận động trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi” để nghiên cứu và áp dụng vào thực tế lớp tôi đang phụ trách.

Download (DOC, Unknown)

Cảm nhận của Phụ huynh

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu – Phụ huynh bé: Nguyễn Huỳnh Linh Đan – Lớp lớn

Con tôi rất nhút nhát, do công việc bận rộn gia đình cũng không có thời gian để tạo điều kiện cho bé thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên bé ngại giao tiếp hơn. Do đó khoảng thời gian đầu cho bé đi học là quãng thời gian khó khăn cho cả bé và gia đình. Tôi đã từng khóc khi thấy bé đứng thút thít do không thuộc những động tác thể dục buổi sáng… Thời gian trôi thật mau, giờ bé đã nên người và tự tin hơn rất nhiều, bé lại có thể phát huy được năng khiếu múa hát. Tất cả là nhờ sự yêu thương, gần gũi của các cô đã làm cho bé tìm được niềm vui khi đến lớp.